Tư vấn giám sát ( TVGS ) công trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường trong thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn giám sát không trực tiếp làm ra sản phẩm công trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một công trình xây dựng. Chưa bám sát hiện trường Thực trạng công tác tư vấn giám sát trong nước hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập ở các khâu đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, mức thu nhập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm trong công việc, xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu cực. Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn giám sát chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo. Công tác cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát được giao cho các địa phương thực hiện, tuy nhiên việc quy định điều kiện để cấp chứng chỉ còn hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để đảm bảo người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa vận hành hiệu quả. Việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, trong nhiều trường hợp tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Một số tổ chức, cá nhân ( TVGS ) chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp còn phụ thuộc vào chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc. Mức thu nhập thực nhận đối với những cá nhân tham gia công tác ( TVGS ) đang còn thấp, chưa tương xứng khi làm việc trong lĩnh vực “nhạy cảm” này. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đội ngũ ( TVGS ) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ở một số trường hợp còn có hành vi tiêu cực, thông đồng, thỏa thuận với nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và xây dựng công trình. Chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm, do đó làm giảm tính răn đe và hiệu lực quản lý của pháp luật đối với hoạt động ( TVGS ). Xem chi tiết: songnam.net/tu-van-giam-sat-xay-dung
Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình. Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày. Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát. Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
Dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng có đặc điểm chung là triển khai thi công nhiều hạng mục công trình có tính chất khác nhau trải rộng trên mặt bằng vài nghìn mét vuông trở lên. Muốn công trình xây dựng nhà máy khu công nghiệp có chất lượng tốt nhất, bên cạnh chú trọng khâu thiết kế và thi công nhất định phải có được sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng chuyên nghiệp. Để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình cần có đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy, nhà xưởng. Khu công nghiệp là tổ hợp lớn bao gồm nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất với đa dạng ngành nghề lĩnh vực, đa dạng hình thức sản xuất. Việt Nam tập trung nhiều khu công nghiệp khắp các tỉnh thành tạo thành các vùng công nghệ trọng điểm, đặc khu kinh tế. Các nhà máy nhà xưởng xây dựng đòi hỏi độ chính xác và độ an toàn cao do vậy không thể thiếu bước giám sát các công đoạn thi công xây dựng. Vì vậy hầu hết các dự án xây dựng nhà máy đều có các hạng mục thi công sau: – Theo dõi việc thi công của các nhà thầu thi công trên công trình. – Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng. – Giám sát năng lực của nhà thầu thi công so với với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. – Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp. – Giám sát biện pháp thi công. – Giám sát quá trình triển khai công việc ở hiện trường phải đúng theo thiết kế, biện pháp thi công đã được phê duyệt. – Xác nhận bản vẽ hoàn công. – Tổ chức nghiệm thu. – Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công; – Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh. – Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình. – Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan. Một quy trình giám sát đạt chuẩn sẽ đảm bảo dự án thi công được hoàn thiện theo đúng tiến độ, chất lượng và sự an toàn tối đa. Các yếu tố mà kỹ sư giám sát cần phải đảm bảo trong quy trình này bao gồm: – Chịu trách nhiệm, theo dõi, kiểm soát khối lượng của toàn bộ công trình. – Đảm bảo được tiến độ, thời gian thi công theo đúng hợp đồng đã ký. – Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, các công việc thi công tại công trình. – Người chịu trách nhiệm giám sát cần có chứng chỉ hành nghê theo đúng quy định pháp luật.
Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình. Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc. Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc. Vai trò của người giám sát xây dựng – Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế. – Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ. – Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì? Kiểm tra vật tư, vật liệu Giám sát công trình thi công: Theo dõi – quản lý công trình thi công Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là: – Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. – Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng. – Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý. – Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát. – Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật. – Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm. – Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công. – Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập. – Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.
Quản lý dự án là gì? Quản lý dự án là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện. Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ. Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế, nhà thầu xây dựng, thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro. Đồng thời, đảm bảo tốt các quan hệ với đối tác. Người quản lý công trình xây dựng có trách nhiệm: Điều phối & giám sát công việc của các nhóm xây dựng Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu Kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới Kiểm tra các hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định nào Lên lịch trình cho các thành viên trong nhóm Viết dự toán công trình Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật cho người quản lý dự án Tóm lại Quản lý dự án là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến việc giám sát tất cả các phần của dự án, từ thiết kế ban đầu đến sản phẩm cuối cùng. Trong xây dựng, các nhà quản lý dự án giám sát toàn bộ quá trình của các dự án xây dựng mới. Điều này bao gồm gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các kế hoạch ban đầu, thuê nhóm thi công và quản lý các tài liệu xây dựng. Người quản lý dự án là người dự toán & hoạch định ngân sách dự án, cộng tác với khách hàng hoặc chủ dự án và giám sát đội xây dựng, bao gồm cả người quản lý công trường xây dựng.
Để tránh rủi ro “tiền mất tật mang” nên việc tìm được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp là điều cần phải cân nhắc ở nhiều khía cạnh. Các bạn hãy cùng SONG NAM tìm hiểu về các vấn đề xung quanh chủ đề này nhé! 1. Làm thế nào chọn được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp? Hãy lựa chọn dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng theo những tiêu chí như sau: – Đơn vị thiết kế phải có trụ sở, địa chỉ công ty rõ ràng – Xem xét kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lâu năm, nhân công không quá mỏng – Tìm hiểu review, phản hồi tích cự từ khách hàng đối với các công trình thực tế – Xem xét số lượng công trình thực tế công ty đã triển khai hoàn thiện – Chi phí thi công phù hợp với tài chính gia đình và quy mô công trình – Thời gian thiết kế thi công xây dựng tối ưu nhất và tiến độ đúng với thỏa thuận hai bên. 2. Bảng báo giá cho dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng Đối với từng khu vực thi công và tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ dẫn đến sự chênh lệch chi phí giữa các tỉnh thành ở từng hạng mục trong dịch vụ xây dựng, thi công nhà xưởng. Nhìn chung, bảng giá xây dựng nhà xưởng bao gồm các cấu phần như sau: – Vật tư xây dựng dùng cho nhà xưởng – Số lượng nhân công dùng cho thi công – Máy móc cho công trình thi công – Chi phí cho các giải pháp phục vụ trong thi công – Những chi phí liên quan như điện nước, phí vận chuyển, phí phát sinh, … Để có thể nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết cho từng hạng mục công trình, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0769861168, bộ phận thiết kế kỹ thuật SONG NAM gửi bảng báo giá chi tiết với nhu cầu và dự án của riêng bạn.
Giám sát thi công công trình là một vị trí chiếm vai trò quan trọng trong quá trình thực thi. Quy trình giám sát thi công nội thất cần có nhân sự chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Bạn là chủ nhà muốn giám sát thi công nội thất nhưng chưa biết phải làm gì để việc giám sát hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ bỏ túi những kinh nghiệm giám sát thi công nội thất giúp chủ nhà có thể tự tin giám sát thi công cho tổ ấm của mình nhé. Giám sát thi công là gì? Giám sát thi công hay còn gọi là kỹ sư giám sát thi công nội thất. Đây là một trong những vị trí quan trọng trong nhóm ngành kỹ sư xây dựng. Người đảm nhận vị trí này cần đảm bảo chất lượng và thời gian thi công công trình nội thất. Suốt quy trình giám sát thi công nội thất, họ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công; giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo đúng quy định. Thông thường, giám sát sẽ làm việc trực tiếp với các bên thi công và chủ đầu tư (gia chủ), họ sẽ là người tiếp nhận và truyền đạt thông tin một cách khéo léo và nắm vai trò quan trọng tại công trình. Quy trình giám sát thi công nội thất Bất kỳ công trình thiết kế thi công nội thất biệt thự, chung cư hay nhà phố,… kỹ sư giám sát cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình giám sát thi công nội thất trong suốt thời gian đảm nhận quản lý công trình. 1. Nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình Trước khi bắt đầu giám sát thi công nội thất, chủ nhà cần nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình. Với bản vẽ kỹ thuật: Chủ nhà cần hiểu rõ các vị trí lắp đặt mạch điện, các đường ống nước,… và căn cứ vào đó, chủ nhà có thể kiểm tra xem đơn vị thi công đã thực hiện lắp đặt đúng hay chưa, kích thước vật liệu nội thất có phù hợp không (tránh tình trạng ghế quá to, che mất ổ cắm điện),… Hiện trạng công trình: Chủ nhà cần kiểm tra lại kích thước từng phòng có đủ rộng hoặc vừa với kích thước của tủ, bàn ghế, giường,… mà kiến trúc sư đưa hay không. Việc làm này là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của việc thi công nội thất, cũng như hạn chế tình trạng thi công sai, gây lãng phí thời gian và tiền bạc để sửa chữa. 2. Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế nội thất Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ thi công cũng như giúp chủ nhà giám sát công trình một cách chính xác và hiệu quả, chủ nhà cần chuẩn bị cho cả bản thân và đơn vị thi công đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế. Một bộ hồ sơ thiết kế nội thất sẽ bao gồm các bản vẽ như: Bản vẽ 3D: Phối cảnh không gian 3D các phòng với các chủng loại vật liệu, màu sắc, ánh sáng,… Bản vẽ 2D: Mặt bằng bố trí đồ nội thất chi tiết các tầng; mặt cắt, mặt bằng, chi tiết cầu thang, mặt bằng chi tiết lát gạch từng phòng,… Hồ sơ kỹ thuật về các thiết bị, vật dụng nội thất: Mặt bằng định vị đồ nội thất, bản vẽ kỹ thuật chi tiết đồ nội thất, bản vẽ thống kê đồ nội thất,… Hồ sơ kỹ thuật chi tiết của bản vẽ nội thất: Chi tiết sàn (Vật liệu, kích thước, nhà cung cấp, ảnh thực tế); chi tiết trần (vật liệu ốp trần, vị trí đèn, màu sắc đèn);… 3. Giám sát vật liệu đầu vào Để những món đồ nội thất trở nên hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và bền bỉ với thời gian, chủ nhà nên kiểm tra sát sao tất cả các vật liệu đầu vào và đảm bảo tất cả các món đồ nội thất cần phải đúng so với bản thiết kế. Một số tiêu chí giám sát vật liệu đầu vào mà chủ nhà có thể tham khảo như: Các vật liệu này đã đúng so với bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm tra tên hãng sản phẩm & đơn vị sản xuất. Nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm của vật liệu: Bằng cách kiểm tra tem, mác, mã QR sản phẩm, giấy kiểm định chất lượng sản phẩm Màu sắc, bề mặt vật liệu có đúng thiết kế, hợp đồng: So sánh mã màu, xác nhận kích thước thực tế so sánh với thiết kế Số lượng vật liệu đã đủ theo bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm đếm và so sánh với bản thiết kế Nhiều chủ nhà tự mua đồ nội thất trang trí dựa theo bộ hồ sơ thiết kế, tuy nhiên lại không đảm bảo được việc giám sát vật liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và đồng bộ. Trong trường hợp này, nhiều chủ nhà sẽ cân nhắc phương án thuê đơn vị thiết kế nội thất trọn gói giúp giảm các rủi ro kể trên. 4. Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân là một việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ giúp việc thực hiện thi công nội thất được diễn ra suôn sẻ mà còn giúp đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của căn nhà, tránh tình trạng xây xước, hỏng hóc không đáng có. Hiện nay có rất nhiều công trình thi công nội thất không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc và các thiết bị bị vứt bừa bãi trên sàn nhà. Điều này không chỉ cản trở tiến độ thi công, gây bất tiện trong việc đi lại mà còn có nguy cơ làm thất lạc đồ đạc, hư hỏng đồ vật và làm phát sinh chi phí sửa chữa, mua mới cho chủ nhà. Có thể thấy, việc giám sát vệ sinh công trình thi công nội thất là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và tính thẩm mỹ của căn nhà. Vì vậy, chủ nhà nên giám sát nghiêm ngặt đội ngũ thi công, yêu cầu họ phải giữ gìn vệ sinh công trình sạch sẽ, thi công nhanh gọn, làm đến đâu là phải dứt điểm và dọn dẹp sạch sẽ đến đó. 5. Nghiệm thu hạng mục xây dựng Đối với bước nghiệm thu, đội ngũ LU Design chia nhỏ đợt nghiệm thu thành hai đợt: nghiệm thu sau quy trình thi công Fit out (hoàn thiện thô, sàn, tường, vách, trần,…); nghiệm thu sau thi công lắp đặt hoàn thiện nội thất (nội thất liền tường và nội thất rời). Tổ chức riêng lẻ quá trình nghiệm thu trong quy trình giám sát thi công nội thất giúp cho nhà thầu (đơn vị thi công nội thất) chủ động nắm bắt những vấn đề, từ đó thay đổi chỉnh sửa trước khi bước vào công việc lắp đặt mới. Sau khi nghiệm thu hoàn thiện, nhà thầu (đơn vị thi công nội thất) thực hiện bàn giao cho chủ đầu tư (gia chủ).
Trong hoạt động xây dựng, thuật ngữ Dự toán đã trở lên rất quen thuộc, nó được nhắc đến và được sử dụng vào hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Vậy, dự toán là gì, mục tiêu và cách lập dự toán như thế nào; tại sao phải lập dự toán; trong bài viết này SONG NAM sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các vấn đề trên nhé: 1. Dự toán là gì? Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 nêu khái niệm về dự toán xây dựng như sau: “Điều 135. Dự toán xây dựng Dự toán là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.” Nội dung dự toán được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ là: “Điều 11. Nội dung dự toán công trình Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.” Như vậy, dự toán công trình là việc tính toán các chi phí cần thiết để xây dựng công trình và được thực hiện từ sau thiết kế cơ sở; việc tính toán các chi phí xây dựng trong các khâu trước thiết kế cơ sở là việc tính tổng mức đầu tư sơ bộ (hay còn gọi là khái toán). Đối với mỗi công trình xây dựng thì tối thiểu cần thực hiện các công việc sau: Lập hồ sơ xin phép xin phép xây dựng; Lập bản vẽ thiết kế thi công; Lập dự toán xây dựng công trình; Triển khai thi công; Hoàn công và bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên thực tế hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công và tính giá xây dựng theo m2 sàn mà bỏ qua luôn bước lập dự toán vì cho rằng Lập dự toán chẳng để làm gì cả. 2. Mục tiêu của việc lập dự toán là gì? Biết chính xác tổng chi phí xây dựng Biết được chính xác chi phí cho từng hạng mục, công việc từ đó điều chỉnh, cân đối bỏ đi các công việc không cần thiết – Giúp chủ động kinh phí và tối ưu chi phí cho từng hạng mục công việc. Biết rõ tổng vật tư để nhập về Trong xây dựng việc nhập vật tư, nhiều lần, nhập thiếu, nhập thừa đều làm phát sinh chi phí: nhập nhiều lần thì phát sinh chi phí vận chuyển; Nhập thiếu làm chậm tiến độ; Nhập thừa gây lãng phí. Lập dự toán sẽ giúp bạn hạn chế được điều này, bởi bạn chỉ cần căn cứ Bảng tổng hợp vật tư để chuận bị nhập số lượng và chủng loại vật từ phù hợp và vừa đủ. Giám sát, triển khai công việc dễ dàng Bảng dự toán được lập trên cơ sơ đo bóc khối lượng, kích thước chính xác từ bản vẽ thiết kế thi công nên khi giám sát thực hiện, bạn kết bản vẽ thiết kế và bảng dự toán được lập rất dễ dàng phát hiện khi có sai sót để kịp thời điều chỉnh. Nắm ưu thế khi đàm phán hợp đồng Việc nắm rõ chi phí để thực hiện, nắm rõ chi tiết khối lượng công việc, nắm rõ khối lượng vật tư phải cung cấp giúp bạn dễ dàng đưa ra mức giá đàm phán và các ràng buộc hợp đồng về vật tư, tiến độ đảm bảo quyền lợi. Vay vốn ngân hàng nhanh chóng Trong trường hợp bạn cần vay vốn qua ngân hàng thì Bảng dự toán được lập chính là cơ sở để ngân hàng duyệt vay vốn. Khi bạn đã lập dự toán thì việc vay ngân hàng sẽ rất dễ dàng được duyệt nhanh chóng. Dễ dàng phân chia gói thầu, giai đoạn thực hiện Một công trình xây dựng được phân chia ra từng gói thầu (Phần móng; Phần thô; Phần hoàn thiện, phần nội thất ….) sẽ giúp bạn dễ dàng giám sát thực hiện, lựa chọn đơn vị thi công có năng lực theo từng gói thầu cụ thể và đơn giá hóa trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện. Lưu ý khi sử dụng dự toán xây dựng Dự toán công trình được lập dựa theo tính toán ước tính trước khi tiến hành công tác đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy khi triển khai thực tế tại dự án/công trình thì giữa dự toán và thực tế xây dựng có thể phát sinh chênh lệch, nhất là ở các hạng mục thi công các vị trí ngầm (công trình đào hầm, đào mương …), các vị trí bị che khuất (vị trí móng). Để phù hợp giữa dự toán và thực tế thi công, bảo đảm sự đồng bộ giữa dự toán với thực tế thi công, hồ sơ hoàn công công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các bên có liên quan cần thực hiện một số công việc sau: – Khi triển khai thi công, nếu phát hiện sự sai khác, sự chênh lệch, không phù hợp giữa dự toán và thực tế thì các bên liên quan cần lập biên bản hiện trường, xác nhận sự việc và đề xuất điều chỉnh thay đổi (nếu cần thiết). – Đơn vị tư vấn thiết kế, dự toán công trình căn cứ thực tế hiện trường để lập thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung. – Chủ đầu tư thực hiện xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán công trình. – Chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng giao nhận thầu (trong trường hợp Hợp đồng giao nhận thầu trước đó có điều khoản bổ sung, điều chỉnh hợp đồng khi thực tế thi công có sai khác với dự toán thiết kế ban đầu). – Các cơ quan có nhiệm vụ thanh toán công trình căn cứ vào hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung để thực hiện việc thanh toán theo khối lượng, giá trị điều chỉnh, bổ sung. – Hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung của dự án/công trình được thực hiện lưu giữ tại chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan có liên quan như hồ sơ thiết kế, dự toán ban đầu. Việc lập dự toán xây dựng chắc chắn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng cần được lập phù hợp với thiết kế xây dựng, nhờ đó góp phần giúp cho chủ đầu tư và các bên có liên quan quản lý tốt được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc lập dự toán là công việc tương đối phức tạp vì được xây dựng trên rất nhiều số liệu về khối lượng xây dựng, nhiều khoản mục chi phí, nhiều quy định về tính toán chi phí và có sự khác biệt theo địa giới hành chính cho từng dự án đầu tư. Đối với người làm công tác kế toán xây dựng cần có sự hiểu biết nhất định đối với dự toán từng dự án/công trình, thực hiện các công tác kế toán phù hợp với dự toán xây dựng, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, từ khoá thu hút nhất trên các diễn đàn đa lĩnh vực đều có AI (Artifical Intelligence – Trí Tuệ Nhân Tạo). Đầu năm 2023, với phương pháp mô tả ngắn gọn bằng các từ khoá (prompt), AI thông qua ứng dụng Midjouney (MJ), Stable diffusion đã tạo ra hình ảnh nghệ thuật AI (Ứng dụng AI tạo sinh [1]). Các hình ảnh này đã xây dựng được các trào lưu, xu hướng nổi bật với sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng Nắm giữ tiềm năng to lớn trong việc tối ưu hóa quy trình, tự động hóa và hỗ trợ kiến trúc sư kiến tạo những thiết kế mới mẻ, độc đáo vượt xa trí tưởng tượng con người, AI hứa hẹn sẽ định hình ngành kiến trúc như thế nào trong năm 2024 và xa hơn nữa? Tiềm năng và rủi ro của AI trong kiến trúc, cùng tương lai của ngành này trong bối cảnh AI ngày càng phát triển luôn là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều người. Năm 2022 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Các công cụ AI mạnh mẽ như Stable Diffusion, Midjourney, DALL-E 2 và chatbot OpenGPT đã trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những hình ảnh và văn bản ấn tượng. Chỉ một năm sau khi những công nghệ mới mẻ này xuất hiện, song hành cùng đó là những lời cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn của chúng bắt đầu từ các chuyên gia, tổ chức và chính phủ. Bởi những lo ngại này xoay quanh các vấn đề sâu sắc cho xã hội và nhân loại từ mất việc làm do tự động hóa hay phá vỡ các quy trình dân chủ hoặc tự động hóa. Những rủi ro này là vô cùng nghiêm trọng và cần được xem xét cẩn trọng. Tháng 7 năm 2023, Google, Microsoft và OpenAI đã cùng nhau thành lập Diễn đàn Mô hình Biên giới nhằm quản lý và định hướng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Diễn đàn được ví như một nỗ lực chung để kiểm soát sức mạnh ngày càng tăng của AI, đảm bảo rằng nó được sử dụng cho mục đích tốt đẹp và không gây nguy hại cho con người. Chỉ 4 tháng sau, vào tháng 11, 28 chính phủ đã ký kết Tuyên bố Bletchley – “tuyên bố quốc tế đầu tiên giải quyết vấn đề công nghệ đang nổi lên nhanh chóng”. Tuyên bố này thừa nhận tiềm năng to lớn của AI, nhưng đồng thời cũng cảnh báo về nguy cơ “thảm khốc đối với nhân loại” nếu AI không được kiểm soát hợp lý. Chatbot của OpenAI mang đến những góc nhìn độc đáo, “cung cấp thông tin và ví dụ dựa trên những mô tả mà nó đã đọc” thay vì chỉ dừng lại ở phân tích mang tính thẩm mỹ. Đây là một bước tiến đầy hứa hẹn, mở ra tiềm năng ứng dụng công nghệ vào giai đoạn phát triển ban đầu của ngành kiến trúc. Cuộc phỏng vấn này là lời kêu gọi mạnh mẽ cho cộng đồng kiến trúc trong việc tiếp cận và khai thác sức mạnh của công nghệ. Bằng cách kết hợp trí tuệ sáng tạo của con người với khả năng xử lý dữ liệu và học máy của AI, chúng ta có thể kiến tạo một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành kiến trúc. Lời thì thầm của kiến trúc và giải mã những sai lệch bí ẩn AI và sự bất bình đẳng trong sáng tạo Vào năm 2016, ELEMENTAL của Alejandro Aravena công bố bản thiết kế mã nguồn mở cho bốn dự án nhà ở xã hội. Mục tiêu ban đầu là chia sẻ kiến thức với kiến trúc sư và cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật đã cản trở phần lớn công chúng tiếp cận và áp dụng bản vẽ bởi chỉ những người có chuyên môn cao mới có thể hiểu và triển khai chúng. Tương tự, ChatGPT và các công nghệ AI khác sẽ không thay thế con người, mà thay vào đó, trao quyền cho những người biết cách sử dụng và sở hữu chúng. Nhóm người này sẽ được hưởng lợi thế không cân xứng so với phần còn lại. Sự bùng nổ của các công nghệ sáng tạo hình ảnh do AI tạo ra đã tác động mạnh mẽ đến ngành thiết kế. Một mặt, nó khiến nhiều chuyên gia thiết kế truyền thống như họa sĩ minh họa, nhà thiết kế và công ty cung cấp ảnh gặp khó khăn. Mặt khác, nó cũng tạo ra một chuyên môn mới đầy tiềm năng: người nhắc nhở (prompter). Người nhắc nhở là những người có kỹ năng tạo ra các lời nhắc (prompt) hiệu quả để AI tạo ra hình ảnh mong muốn. Ví dụ điển hình là tính năng chuyển văn bản thành hình ảnh. Trên Reddit, bạn có thể thấy vô số tác phẩm nghệ thuật ấn tượng được tạo ra từ tính năng này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau mỗi tác phẩm là một lời nhắc – là giá trị của người sáng tạo. Dữ liệu huấn luyện cho Midjourney và ChatGPT được thu thập từ hàng triệu trang web, dẫn đến việc cả hai chương trình và quá trình đào tạo chatbot đều phản ánh trạng thái hiện tại của dữ liệu internet. Theo Statista, 63,7% trang web trên internet sử dụng tiếng Anh, điều này lý giải cho việc ChatGPT “nghiêng về quan điểm phương Tây và hoạt động tốt nhất bằng tiếng Anh” như OpenAI đã thừa nhận. Ví dụ, khi yêu cầu tạo hình ảnh dựa trên gợi ý “[kiểu chữ] được thiết kế bởi [kiến trúc sư]”, kết quả sẽ chính xác hơn về mặt thẩm mỹ nếu kiến trúc sư được đề cập đến từ các nước phát triển. Lý do là vì dữ liệu mô hình thu thập được về các kiến trúc sư này nhiều hơn, cho phép tạo ra kết quả tốt hơn so với khi yêu cầu mô hình bắt chước phong cách của các kiến trúc sư từ Mexico, Nam Phi hoặc Ấn Độ. Dự đoán tương lai với kiến trúc AI và Kiến trúc là mối quan hệ hợp tác hay thay thế? Được đào tạo bởi con người, AI sở hữu khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta. Nhờ vậy, AI có thể xác định các mẫu phức tạp và đưa ra quyết định dựa trên xác suất thống kê, mang đến độ chính xác cao. Ngành kiến trúc, vốn dựa trên quy trình dự đoán để tối ưu hóa chi phí, vật lực, nhân lực và đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn toàn phù hợp với ứng dụng AI. Nhờ đó, các hoạt động sản xuất kiến trúc, đặc biệt là trong các dự án bất động sản, có thể tự động hóa gần như hoàn toàn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn nâng cao khả năng mở rộng nhanh chóng cho hoạt động thương mại của các công ty. Trí tuệ nhân tạo (AI) sở hữu khả năng tối ưu hóa quy trình mới bằng cách phát hiện những nhân tố ẩn mà con người chưa nhận ra. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo kiến trúc, không phải mọi quyết định liên quan đến tiến độ đều có thể dự đoán chính xác hoặc mang lại hiệu quả tối ưu. Yếu tố thẩm mỹ, xu hướng thị trường, chiến dịch tiếp thị, dư luận chung và lợi ích của các bên liên quan (bao gồm khách hàng, nhà phát triển, kiến trúc sư và nhà quản lý) đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng dự án. Do đó, AI chỉ có thể hỗ trợ tối ưu hóa và tuân theo quyết định cuối cùng do con người đưa ra. Khi đó, câu hỏi phải được đặt ra: Liệu công nghệ AI có thay thế được kiến trúc một cách tốt không? Bất bình đẳng kiến trúc: Tương lai của những công trình AI, thủ công và giấy bút Singapore và Dublin đã tiên phong áp dụng mô hình kiến trúc kỹ thuật số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán xu hướng tương lai. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang loay hoay giải quyết nhu cầu cơ bản như nước sạch và điện năng cho người dân. Kiến trúc là tấm gương phản chiếu xã hội. Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng sẽ hiện hữu rõ nét trong kiến trúc tương lai: một số công trình được thiết kế hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo, một số khác được tạo ra thủ công bởi kiến trúc sư và phần lớn vẫn được thực hiện thủ công với giấy bút. Thậm chí, cả ba hình thức này có thể cùng tồn tại trong một thành phố. Nhà văn Benjamin Labatut đã đưa ra những nhận định đầy suy ngẫm về trí tuệ nhân tạo (AI) trong một câu nói đầy ẩn ý: “Nếu trí tuệ nhân tạo có thể suy nghĩ thì nó sẽ có điểm mù; nếu nó có khả năng sáng tạo, nó sẽ có những giới hạn, bởi vì những giới hạn mang lại kết quả; nếu nó có khả năng bắt chước khả năng suy luận của chúng ta, nó có thể cần (hoặc phát triển) tài năng điên rồ của chúng ta. Và nếu nó thiếu hiểu biết, nếu nó không quan tâm đến vẻ đẹp và sự kinh dị mà nó có thể tạo ra thì sẽ thật ngu ngốc khi đặt mình vào tay nó”. Tương lai của kiến trúc không chỉ nằm ở những đổi mới công nghệ, mà còn phụ thuộc vào ý định của con người. Xã hội dân sự, chính trị gia và các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai này, đặc biệt khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Kiến trúc sẽ là kết quả của các quyết định tập thể, nơi những tiến bộ của AI hòa quyện với khát vọng và giá trị của xã hội. Chính sự tương tác này sẽ tạo ra những công trình kiến trúc mang tính cộng hưởng và ý nghĩa. Trí tuệ nhân tạo và kiến trúc là sự hợp tác sáng tạo cho một tương lai ý nghĩa Nguồn: Archdaily
Nhà phố hiện nay thường có kích thước nhỏ, đa phần chỉ có một mặt tiền và diện tích không lớn. Do đó, thiết kế thi công xây dựng nhà phố nhìn chung phải làm nhiều tầng để thỏa mãn được nhu cầu lớn về không gian sinh hoạt trong khi bị giới hạn về diện tích. 1. Thiết kế thi công nhà phố 1 tầng Mẫu thiết kế nhà phố 1 tầng luôn là sự lựa chọn được ưa thích của các chủ đầu tư, đặc biệt là các gia đình trẻ. Các yếu tố tự nhiên như cây cỏ, sân vườn, và không gian thoáng đãng được tích hợp để tạo nên một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên. Mỗi đường nét kiến trúc, từ cửa chính đến cửa sổ, đều được thiết kế với sự tinh tế và chăm chỉ, tạo nên một không gian sống độc đáo và đầy tính cá nhân. 2. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 2 tầng Mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng là một biểu tượng của sự tinh tế và sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc. Những ngôi nhà phố này thường đã tạo nên không gian sống đẳng cấp cho gia đình các chủ đầu tư. Các mẫu nhà phố 2 tầng thường sẽ không rập khuôn mà có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện xung quanh và sở thích của chủ đầu tư. Sẽ thật tuyệt vời nếu như có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cổ xưa. Đã có rất nhiều mẫu thiết kế kiến trúc nhà phố vô cùng đẹp mắt được ra đời nhờ vào sự sáng tạo của kiến trúc sư. 3. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 3 tầng Các thiết kế kiến trúc thi công xây dựng nhà phố 3 tầng đã đươc nhiều chủ nhà ưu tiên khi xây dựng một căn nhà ấm cúng và tiện nghi. Với nhiều chức năng khác nhau, mẫu thiết kế này mang lại sự linh hoạt cho gia đình, đồng thời tạo ra không gian đa dạng để phục vụ nhu cầu sống và làm việc của cả gia đình chủ đầu tư. 4. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 4 tầng Thiết kế nhà phố 4 tầng được kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và sự linh hoạt trong bố trí không gian để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia đình. Các tầng được thiết kế với sự sắp xếp hợp lý, tận dụng mỗi mét vuông để tạo ra không gian sống thoải mái và linh hoạt. Tầng trệt thường là không gian chung mở, kết hợp giữa phòng khách, bếp và phòng ăn, tạo nên sự giao thoa thoải mái và gần gũi. Tầng lửng được sử dụng để làm phòng làm việc hoặc phòng giải trí gia đình. 5. Thiết kế thi công xây dựng nhà phố 5 tầng Với những ngôi nhà phố 5 tầng, các kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp sáng tạo để tạo ra không gian sống đẳng cấp và tiện ích. Sự đa dạng trong bố trí không gian và chức năng là chìa khóa quan trọng để đáp ứng đồng thời cả nhu cầu của chủ đầu tư. Tầng thượng được thiết kế rộng lớn tạo nên không gian gặp gỡ và giải trí. Các tầng đều được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng và gió tự nhiên, cùng với không gian phòng ngủ và phòng sinh hoạt gia đình.