Nhiều chủ phương tiện xe ô tô hiện nay vẫn chưa nắm rõ quy định về giấy phép lái xe, đang phân vân về mức phạt khi không có bằng lái xe năm 2024 là bao nhiêu, các trường hợp được xác định là lỗi không có bằng lái xe và các vấn đề xung quanh. Trong bài viết này Học lái xe An Thái sẽ giải đáp những câu hỏi và thắc mắc của các bạn... I. Bằng lái xe ô tô là gì? Giấy phép lái xe ô tô được xem là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với các tài xế khi tham gia giao thông tại Việt Nam. Đây là một loại giấy phép cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của nhà nước, cho phép các cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài điều khiển các loại xe ô tô nhất định tại Việt Nam. Trong bằng lái xe ô tô sẽ ghi rõ hạng của giấy phép lái xe, từ đó sẽ quy định các loại xe mà người lái được phép điều khiển. Hiện nay, bằng lái xe ô tô được phân thành sáu hạng B1, B2, C, D, E và F. Mỗi hạng giấy phép này sẽ quy định những loại xe mà người lái được phép điều khiển. Tùy theo nhu cầu điều khiển xe của từng người, họ có thể lựa chọn các hạng giấy phép khác nhau để tham gia giao thông an toàn và đúng quy định. Bằng lái xe ô tô là một trong những giấy tờ bắt buộc mà lái xe phải có khi điều khiển xe ô tô trên đường tại Việt Nam. Nếu bạn không có bằng lái xe ô tô mà vẫn điều khiển xe trên đường thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, các mức phạt sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. II. Mức phạt không có bằng lái xe ô tô năm 2024 Tùy theo tình huống cụ thể, hành vi điều khiển xe ô tô không có bằng lái xe có thể bị xác định là vi phạm hành chính về lỗi “Không có bằng lái xe” hoặc lỗi “Không mang theo bằng lái xe”. Các trường hợp được xác định là lỗi không có bằng lái xe ô tô Khi điều khiển ô tô tham gia giao thông và bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà người lái xe không mang theo bằng lái xe, nếu đến thời hạn giải quyết vụ việc mà người lái xe vẫn không xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị xác định là lỗi “không có giấy phép lái xe” khi tham gia giao thông. Trong trường hợp người lái xe có bằng lái xe ô tô nhưng lại điều khiển loại xe không đúng với loại bằng được cấp thì cũng bị xác định và xử phạt tương tự như đối với lỗi không có giấy phép lái xe. Ví dụ: Anh A có bằng lái xe ô tô hạng B2 nhưng lại điều khiển xe ô tô hạng C nên trong trường hợp này cũng sẽ bị xác định và xử phạt như đối với lỗi không có giấy phép lái xe. Mức phạt với lỗi không có bằng lái xe ô tô Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng. Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người lái xe ô tô còn phải chịu tạm giữ xe trong vòng 7 ngày kể từ ngày tạm giữ và không quá 30 ngày nếu còn nhiều tình tiết cần xác minh thêm, theo quy định tại Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, nếu người lái xe ô tô đã bị tạm giữ bằng lái và đang trên đường lái xe ô tô về thì lại bị kiểm tra thì họ sẽ không bị tính là điều khiển phương tiện không có bằng lái xe ô tô. Không mang bằng lái xe ô tô bị phạt như thế nào? Việc không mang theo bằng lái xe ô tô khi điều khiển phương tiện là lỗi phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Trong trường hợp này, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày bị tạm giữ và không quá 30 ngày, tương tự như trường hợp không có bằng lái xe ô tô. Ngoài ra, nếu người lái xe xuất trình được giấy phép lái xe đến thời hạn giải quyết vụ việc, họ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng cho lỗi không mang theo giấy phép lái xe, theo quy định tại khoản 3, Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Giao xe cho người không có bằng lái xe có bị phạt không? Không chỉ người lái xe, chủ phương tiện ôtô cũng có thể bị liên đới trách nhiệm. Căn cứ điểm h, khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông. Lưu ý: Trong trường hợp người không có bằng lái xe ô tô không phải là chủ sở hữu nhưng trong trường hợp xe đó là do bị trộm, cướp thì chủ phương tiện sẽ không bị xử phạt hành chính. Vì vậy, để tránh những rủi ro về pháp lý và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn nên đi học bằng lái xe ô tô. Nếu bạn chưa tìm được trung tâm uy tín, chất lượng để học bằng lái xe các hạng B1, B2, C tại Bình Dương và TP.HCM thì Học lái xe An Thái sẽ là điểm đến lý tưởng của bạn. Trung tâm được thành lập gần 8 năm với 2 cơ sở đào tạo, cùng đội ngũ giáo viên dạy lái xe giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Bộ GTVT và nhu cầu học tập và thực hành của học viên: Có sân tập thực hành và sân thi sát hạch tiêu chuẩn, sát bài thi Học phí rẻ nhất – trọn gói – không phát sinh chi phí – không chờ khoá Học viên tự chọn ngày – giờ học, đặt quyền lợi của học viên lên hàng đầu Dạy 1 kèm 1, có thể đổi giáo viên nếu không hợp Hỗ trợ làm hồ sơ online miễn phí – Hỗ trợ trả góp nhiều đợt cho học viên Dàn xe Huyndai đời mới, hiện đại, dễ sử dụng, được bảo trì, bảo dưỡng liên tục, không lo gặp sự cố Trên đây là những thông tin về mức phạt không có bằng lái xe ô tô bị phạt bao nhiêu năm 2024 mới nhất. Hy vọng thông qua bài viết này quý độc giả sẽ nắm rõ được mức phạt cho lỗi không có bằng lái xe ô tô khi tham gia giao thông.